facebook

So sánh thị trường chứng khoán Mỹ và chứng khoán Trung Quốc

Kể từ lần đầu tiên lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình cho rằng cải cách kinh tế là cách để đạt được “Giấc mơ Trung Hoa”. Một số biện pháp cải cách nhằm mục đích đào sâu thị trường tài chính của Trung Quốc và mang lại cho thị trường chứng khoán một vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ cho việc đầu tư của doanh nghiệp.

Được coi là nơi có thị trường tài chính sâu nhất trên thế giới, chứng khoán Mỹ là loại hình phát triển mà chính phủ Trung Quốc mong muốn nhất. Dưới đây là tổng quan về cả thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc với những điểm nổi bật và một số sự khác biệt độc đáo.

Sự khởi đầu của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán của Trung Quốc còn tương đối non trẻ so với thị trường chứng khoán Mỹ. Trong khi Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải (SSE) xuất hiện từ những năm 1860, nhưng nó chỉ được mở cửa trở lại vào năm 1990 sau khi bị đóng cửa vào năm 1949. Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (SZSE) cũng khai trương cùng năm đó.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong (HKG) được thành lập vào năm 1891, lần đầu tiên nó bắt đầu niêm yết các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc vào giữa những năm 1990.

Để so sánh, thị trường chứng khoán Mỹ đã tồn tại hơn 2 thế kỷ, với Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) phát triển sau khi ký kết Thỏa thuận Buttonwood trên Phố Wall vào năm 1792. Nó đã trải qua nhiều lần chuyển đổi trước khi xuất hiện vào năm 1863 với tên gọi hiện tại, Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE).

Kể từ thời điểm đó, một số sàn giao dịch chứng khoán khác đã hình thành ở Mỹ. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) liệt kê có 28 sàn giao dịch chứng khoán quốc gia đã đăng ký, sàn giao dịch quan trọng thứ hai sau NYSE là Nasdaq, được thành lập vào năm 1971.

Sở giao dịch chứng khoán

Mỹ

NYSE

  • Vốn hóa thị trường: 29 nghìn tỷ USD
  • Số lượng công ty niêm yết: 2,300
  • Giá trị giao dịch cổ phiếu theo EOB: 14.4 nghìn tỷ USD

NASDAQ

  • Vốn hóa thị trường: 10 nghìn tỷ USD
  • Số lượng công ty niêm yết: 3,300
  • Giá trị giao dịch cổ phiếu theo EOB: 16 nghìn tỷ USD
  • Trung Quốc

Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải

  • Vốn hóa thị trường: 4.7 nghìn tỷ USD
  • Số lượng công ty niêm yết: 1,561
  • Giá trị giao dịch cổ phiếu theo EOB: 8 nghìn tỷ USD

Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến

  • Vốn hóa thị trường: 3.5 nghìn tỷ USD
  • Số lượng công ty niêm yết: 2,268
  • Giá trị giao dịch cổ phiếu theo EOB: 11.5 nghìn tỷ USD

Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông

  • Vốn hóa thị trường: 4.5 nghìn tỷ USD
  • Số lượng công ty niêm yết: 2,477
  • Giá trị giao dịch cổ phiếu theo EOB: 1.9 nghìn tỷ USD

Vai trò trong nền kinh tế

Mặc dù là một trong những sàn giao dịch lớn nhất trên thế giới, thị trường chứng khoán của Trung Quốc vẫn còn tương đối non trẻ và không đóng vai trò nổi bật trong nền kinh tế Trung Quốc như của thị trường chứng khoán Mỹ đối với nền kinh tế Mỹ.

Hơn nữa, trong khi các công ty Mỹ phụ thuộc nhiều vào tài trợ vốn cổ phần, thì ở Trung Quốc nó chỉ có chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng 5%, trong tổng số tài chính doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Các tập đoàn Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản vay ngân hàng và lợi nhuận giữ lại.

Đối với các nhà đầu tư, cổ phiếu chiếm phần lớn trong tài sản hộ gia đình ở Mỹ, với khoảng 52% dân số sở hữu cổ phiếu. Ở Trung Quốc, các sản phẩm quản lý tài sản và tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong các khoản đầu tư của họ, và chỉ khoảng 7% sở hữu cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán đóng một vai trò lớn hơn nhiều trong nền kinh tế Mỹ so với nền kinh tế Trung Quốc ở cả cấp độ nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc vẫn được bảo vệ khỏi những thăng trầm của thị trường chứng khoán, nhưng điều đó cũng có nghĩa là các công ty vẫn bị hạn chế về cơ hội cấp vốn, một yếu tố có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế nói chung.

Công cụ tăng trưởng kinh tế?

Trong khi nền kinh tế Mỹ, thì chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư cho các tập đoàn, còn thị trường chứng khoán của Trung Quốc thường được ví như một sòng bạc, bị chi phối bởi các nhà đầu tư với mong muốn làm giàu nhan chóng, thay vì tìm kiếm các khoản đầu tư dài hạn.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng tỷ lệ các nhà đầu tư chuyên nghiệp và tổ chức so với các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả của thị trường chứng khoán. Điều này thật sự có ý nghĩa khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp thành thạo hơn nhiều trong việc phân tích các giá trị cơ bản thay vì bị thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi và sự phấn khích phi lý.

Trong khi tỷ lệ cổ phiếu Mỹ do các nhà đầu tư tổ chức quản lý là 62% vào năm 2019, 99.6% tổng số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc là các nhà đầu tư cá nhân.

Sự thiếu tinh tế của các nhà đầu tư Trung Quốc là một lý do khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc được ví như một sòng bạc hơn là một công cụ để tăng trưởng kinh tế. Khi Trung Quốc đang tìm cách mở rộng chiều sâu và vai trò của thị trường chứng khoán, họ sẽ cần phải thay đổi nhận thức này để tạo niềm tin lớn hơn từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn, đặc biệt nếu nước này muốn mở tài khoản vốn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Mở cửa đối với đầu tư nước ngoài

Không giống như Mỹ và mọi thị trường chứng khoán lớn khác trên thế giới, thị trường chứng khoán Trung Quốc kiểm soát vốn các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù đã nới lỏng kiểm soát vốn đối các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trên các sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến, nhưng chỉ có 5.4% cổ phiếu thuộc sở hữu nước ngoài.

Cổ phiếu của Trung Quốc được chia thành ba loại riêng biệt: cổ phiếu A, cổ phiếu B và cổ phiếu H.

Cổ phiếu A chủ yếu được giao dịch giữa các nhà đầu tư trong nước trên các sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến, mặc dù các Nhà đầu tư Tổ chức Nước ngoài Đủ điều kiện (QFII) cũng được phép tham gia với sự cho phép đặc biệt.

Cổ phiếu B chủ yếu được giao dịch bởi các nhà đầu tư nước ngoài trên cả hai thị trường nhưng cũng được mở cho các nhà đầu tư trong nước có tài khoản ngoại tệ.

Cổ phiếu H được phép giao dịch bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước và được niêm yết trên sàn giao dịch Hong Kong.

Mặc dù thị trường chứng khoán của Trung Quốc đang trở nên cởi mở hơn với các khoản đầu tư nước ngoài, nhưng các nhà đầu tư quốc tế vẫn cảnh giác trước khi nhảy vào.

Điểm mấu chốt

Mặc dù có tổng vốn hóa thị trường cực kỳ lớn theo tiêu chuẩn quốc tế, thị trường chứng khoán của Trung Quốc vẫn còn khá non trẻ và đóng ít vai trò hơn so với ở Mỹ. Vì hỗ trợ vốn cổ phần có thể là một yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc có nhiều lợi ích từ việc thúc đẩy phát triển hơn nữa thị trường của mình.

Mở cửa nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài là một bước đi nhằm phát triển thị trường tài chính sâu rộng hơn, nhưng rào cản chính sẽ là thiếu niềm tin của các nhà đầu tư.

Khóa học chứng khoán Online

Hướng dẫn đầu tư cổ phiếu cho người mới

N

Miễn phí 100%

N

Kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu

N

Tương tác 2 chiều trực tiếp với giảng viên

N

Hỗ trợ 1:1 trọn đời