facebook

Dự báo giá vàng hàng tuần: XAU/USD có thể tiếp tục giảm xuống 1800 USD/ounce

Sau khi mất hơn 2%, giá vàng (XAU/USD) tiếp tục giảm vào thứ Hai tuần trước và chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12 ở mức 1817 USD/ounce. Tuy nhiên, nó đã phục hồi vào thứ Ba và dao động trong một phạm vi tương đối hẹp vào những ngày còn lại của tuần trước khi áp lực giảm vẫn đè nặng lên vàng, cuối cùng nó giảm xuống dưới mức 1830 USD/ounce vào thứ Sáu.

Giá vàng đã xảy ra chuyên gì trong tuần trước?

Tuần trước, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh đã tạo ra lực đẩy cho đồng USD và khiến giá vàng giảm mạnh.

Vào thứ Tư, dữ liệu do Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (CPI), không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động, không đổi ở mức 1.6% y/y như dự kiến. Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo rằng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đã tăng từ 181k lên 965k. Mặc dù kết quả dữ liệu tệ hơn so với kỳ vọng của thị trường là 795k, nhưng nó ít hoặc không ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Khi phát biểu tại một sự kiện trực tuyến vào thứ Năm, Chủ tịch FOMC – Powell đã trấn an thị trường rằng họ không nghĩ đến việc tăng lãi suất sớm. “Chúng tôi cam kết sử dụng các công cụ của mình cho đến khi mọi việc thực sự tốt hơn”, Powell nhắc lại và nói thêm rằng họ sẽ thông báo trước về vấn đề này khi họ bắt đầu xem xét việc giảm mua tài sản. Giọng điệu ôn hòa của Powell đã hạn chế sức mạnh của đồng bạc xanh và giúp giá vàng ổn định.

Dữ liệu của Mỹ hôm thứ Sáu cho thấy doanh số bán lẻ trong tháng 12 giảm 0.7%. Hơn nữa, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Đại học Michigan tiếp tục suy yếu trong tháng 1. Tâm lý thị trường ảm đạm được thể hiện bằng việc ​​chứng khoán Mỹ sụt giảm, USD vượt trội hơn so với các tiền tệ chính và buộc giá vàng giảm dưới biên độ hàng tuần.

Cuối cùng, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã tiết lộ kế hoạch cứu trợ trị giá khoảng 1.9 nghìn tỷ USD, bao gồm việc thanh toán trực tiếp 2000 USD cho người Mỹ. Tuy nhiên, do các thị trường đã phản ứng trước sự việc này, nên thông báo của Biden cũng không tác động đáng kể đến thị trường.

Những sự kiện tác động đến giá vàng trong tuần này:

Thứ Hai, dữ liệu GDP quý IV của Trung Quốc sẽ được thị trường theo dõi chặt chẽ. Các nhà phân tích kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6.1% hàng năm trong quý cuối cùng của năm 2020, nếu kết quả thấp hơn dự đoán thì tâm lý rủi ro sẽ bị ảnh hưởng và giá vàng sẽ được hưởng lợi.

Thứ Tư, Eurostat sẽ công bố dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của khu vực đồng euro. Đầu tuần, tài khoản cuộc họp tháng 12 của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho thấy các nhà hoạch định chính sách lo ngại về việc tỷ giá hối đoái của đồng euro và tác động tiêu cực tiềm tàng của nó đối với lạm phát. Nếu số liệu CPI gây ra tình trạng bán tháo cặp EUR/USD cũng có thể ảnh hưởng đến giá vàng.

Vào ngày cuối cùng của tuần, chúng ta sẽ có số liệu về PMI sản xuất và dịch vụ của Vương quốc Anh, Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Đức và Mỹ.

Phân tích kỹ thuật giá vàng

Với sự lao dốc hôm thứ Sáu, XAU/USD lần đầu tiên đóng cửa dưới đường SMA 200 ngày kể từ đầu tháng 12, điều này cho thấy phe bán có vẫn kiểm soát giá vàng trong thời gian tới. Ngoài ra, chỉ báo RSI trên biểu đồ hàng ngày vẫn trên 30, có nhiều khả năng giá vàng sẽ tiếp tục giảm trước khi chạm vùng quá bán.

Hỗ trợ ban đầu của XAU/USD nằm ở mức 1817 (mức thấp ngày 11 tháng 1) trước 1800 (mức tâm lý). Nếu giá vàng đóng cửa dưới mức 1800 trong biểu đồ D1, thì tình trạng bán tháo có thể diễn ra và nó sẽ khiến giá vàng rơi xuống mức 1775.

Ở chiều ngược lại, SMA 200 ngày dường như đã trở thành kháng cự quan trọng đầu tiên ở mức 1845. Nếu vàng vượt qua được mức này, thì ngưỡng kháng cự tiếp theo nằm ở mức 1860 (SMA 50 ngày) và 1900 (mức tâm lý). (Xem thêm: Phân tích giá vàng năm 2021)

Khóa học chứng khoán Online

Hướng dẫn đầu tư cổ phiếu cho người mới

N

Miễn phí 100%

N

Kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu

N

Tương tác 2 chiều trực tiếp với giảng viên

N

Hỗ trợ 1:1 trọn đời