facebook

Cổ phiếu châu Á được củng cố khi thị trường bớt lo ngại về khủng hoảng Ukraine

Cổ phiếu châu Á được củng cố khi thị trường bớt lo ngại về khủng hoảng Ukraine

Chứng khoán châu Á phục hồi khi đợt bán tháo bị tạm dừng, trong khi giá dầu thô tăng mạnh đã hỗ trợ các nhà xuất khẩu dầu trong khu vực.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã sụt giảm trong những ngày gần đây sau cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây, bao gồm việc loại bỏ một số ngân hàng của Nga khỏi mạng lưới tài chính SWIFT và hạn chế khả năng của Moscow trong việc triển khai dự trữ ngoại hối 630 tỷ USD.

Các cuộc đàm phán cấp cao giữa Kyiv và Moscow hôm thứ Hai đã kết thúc mà không có bất kỳ thỏa thuận nào ngoại trừ việc cuộc đàm phán sẽ tiếp tục, nhưng thị trường châu Á ổn định do cuộc khủng hoảng đã không tiếp tục leo thang.

Chỉ số MSCI tăng 0.42% và Nikkei của Nhật Bản tăng 1.47%. Đồng rúp của Nga cũng phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại, trong khi đồng USD tiếp tục tăng so với các tiền tệ chính.

Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 0.92%. Ngân hàng trung ương nước này quyết định giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục.

Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 0.91% lên 98.86 USD/thùng.

Giá dầu đã chạm mức cao nhất trong 7 năm là 105.79 USD, mặc dù thị trường đã lắng dịu khi Mỹ và các đồng minh thảo luận về việc phối hợp giải phóng kho dự trữ dầu thô.

Rủi ro về một cú sốc năng lượng tiếp theo đã giúp các nhà xuất khẩu dầu mỏ Đông Nam Á với cổ phiếu Indonesia đạt mức cao kỷ lục vào hôm nay, lên tới 1.6%, trong đó các công ty than và năng lượng là một trong những công ty tăng giá mạnh nhất.

Thị trường chứng khoán Malaysia giảm nhẹ, mặc dù sau nhiều ngày tăng mạnh.

Ronald Chan, Giám đốc Đầu tư, Cổ phần Châu Á – Nhật Bản tại Manulife Investment Management, cho biết: “Chúng tôi thấy thị trường ASEAN tương đối khả quan, chủ yếu là các nhà xuất khẩu dầu mỏ cần phải linh hoạt hơn trong môi trường giá năng lượng tăng cao”.

“Ngoài ra, nếu tốc độ tăng lãi suất chậm lại do xung đột quân sự cũng sẽ có lợi cho các thị trường mới nổi ở châu Á”, Chan nói thêm.

Fed đã sẵn sàng tăng lãi suất tại cuộc họp trong tháng này, với các nhà hoạch định chính sách công khai thảo luận về việc liệu một đợt tăng lớn 50 điểm cơ bản có cần thiết hay không.

Chủ tịch Fed Atlanta, Raphael Bostic cho biết hôm thứ Hai rằng ông ủng hộ mức tăng 25 điểm cơ bản, nhưng có thể xem xét mức tăng 50 điểm cơ bản nếu dữ liệu kinh tế từ nay đến sau cho thấy lạm phát vẫn còn cao.

Các hợp đồng kỳ hạn châu Âu chịu áp lực giảm, với đồng Euro kỳ hạn giảm 0.83%. Thị trường châu Âu sụt giảm vào hôm qua, dẫn đầu là cổ phiếu ngân hàng trong bối cảnh lo ngại các bên cho vay có thể bị ảnh hưởng lớn từ các lệnh trừng phạt mạnh của phương Tây đối với Nga.

Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ ở mức 1.8560%.

Đồng euro tiếp tục đà giảm, giảm 0.2% xuống 1.1197 USD, nhưng thoát khỏi mức thấp 1.1121 USD so với phiên trước.

Đồng rúp của Nga ổn định sau khi giảm tới 30% xuống mức kỷ lục 120 mỗi USD sau khi các nước phương Tây và đồng minh của họ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới. Sau đó, nó đã phục hồi lên 101 mỗi USD, sau hành động của ngân hàng trung ương Nga.

Vàng giao ngay giảm 0.1% ở mức 1906 USD/ounce, sau khi tăng lên mức 1973.96 vào tuần trước.

Khóa học chứng khoán Online

Hướng dẫn đầu tư cổ phiếu cho người mới

N

Miễn phí 100%

N

Kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu

N

Tương tác 2 chiều trực tiếp với giảng viên

N

Hỗ trợ 1:1 trọn đời